Thông tin tuyển sinh Đại học năm 2017 của các ngành đang đào tạo tại Khoa Lâm nghiệp, Trường Đại học Nông Lâm Huế

0
334

– Ký hiệu trường: DHL
– Vùng tuyển sinh: Tuyển sinh trong cả nước
– Phương thức tuyển sinh:
+ Trình độ đại học: Trường tuyển sinh dựa vào kết quả kỳ thi THPT Quốc gia.
+ Liên thông chính quy: Theo quy chế tuyển sinh quy định tại thông tư 08/2015/BGD&ĐT.

Thông tin chi tiết về chỉ tiêu và môn xét tuyển của các ngành:

STT Tên ngành Mã ngành tuyển sinh Môn thi/xét tuyển Chỉ tiêu
1 Lâm nghiệp D620201 Toán, Lý, Hóa;
Toán, Hóa, Sinh
100
2 Quản lý tài nguyên rừng D620211 Toán, Lý, Hóa;
Toán, Hóa, Sinh
70
3 Công nghệ chế biến lâm sản D540301 Toán, Lý, Hóa;
Toán, Hóa, Sinh;
30
4 Lâm nghiệp đô thị D620202 Toán, Lý, Hóa;
Toán, Hóa, Sinh
30

Chuẩn đầu ra của sinh viên các ngành đang đào tạo tại Khoa Lâm nghiệp, Trường Đại học Nông Lâm Huế
NGÀNH LÂM NGHIỆP
1. Chuẩn về kiến thức:
1.1. Chuẩn khối kiến thức chung toàn Đại học Huế:
– Vận dụng được các kiến thức Giáo dục thể chất, An ninh quốc phòng, về tư tưởng, đạo đức cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam và tư tưởng Hồ Chí Minh vào nghề nghiệp và cuộc sống;
– Vận dụng được kiến thức về ngoại ngữ trong giao tiếp thông thường và công việc chuyên  môn (B1 hoặc tương đương).
1.2. Chuẩn khối kiến thức lĩnh vực:
– Có khả năng vận dụng các kiến thức khoa học tự nhiên, khoa học sự sống, xã hội nhân văn, nhà nước và pháp luật làm nền tảng lý luận và thực tiễn cho ngành;
–  Đạt Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản và Ứng dụng được trong công việc chuyên môn.
1.3. Kiến thức chung khối ngành:
Phân tích và áp dụng được các kiến thức khoa học cơ bản làm nền tảng lý luận và thực tiễn cho ngành lâm nghiệp và phát triển nông thôn.
1.4. Kiến thức về nghề nghiệp:
– Có kiến thức lý thuyết chuyên sâu trong lĩnh vực lâm nghiệp;
– Nắm vững kỹ thuật và có kiến thức thực tế để giải quyết các vấn đề trong quản lý, phát triển rừng đặt ra tại các địa phương;
– Tích lũy và tổng hợp các kiến thức khoa học cơ bản, tri thức bản địa và xã hội trong lĩnh vực lâm nghiệp để phát triển kiến thức mới;
– Có kiến thức quản lý, điều hành, kiến thức pháp luật và bảo vệ môi trường trong lĩnh vực lâm nghiệp và phát triển nông thôn.
1.5. Kiến thức bổ trợ:
– Có những kiến thức sâu về tiếp cận và làm việc với cộng đồng, phân tích được thực trạng địa phương, hiệu quả sản xuất và các chương trình, dự án lâm nghiệp;
– Nắm vững kiến thức lý thuyết và thực hành trong nghiên cứu khoa học và đề xuất giải pháp kỹ thuật để đưa lại hiệu quả trong sản xuất lâm nghiệp.
2. Chuẩn về kỹ năng
2.1. Kỹ năng nghề nghiệp:
– Có kỹ năng hoàn thành các công việc phức tạp trong tiếp cận cộng đồng, chuyển giao kỹ thuật lâm nghiệp và quản lý tài nguyên rừng;
– Biết và thực hiện tốt các hoạt động trong quản lý, thực hành nghề nghiệp các chuyên đề lâm nghiệp và phát triển nông thôn;
– Có kỹ năng và thực hiện tốt việc thu thập, tổng hợp, phân tích, đánh giá các thông tin trong lĩnh vực lâm nghiệp, phát triển nông thôn, để đề xuất các giải pháp giải quyết hiệu quả;
– Có năng lực vận dụng kiến thức chuyên môn lâm nghiệp với các lĩnh vực chuyên môn khác để giải quyết các vấn đề quy mô địa phương hay vùng miền.
2.2. Kỹ năng mềm:
– Năng lực tốt trong tiếp cận cộng đồng, đặc biệt là vùng sâu vùng xa, dân tộc thiểu số; chuyển giao được khoa học công nghệ cho người dân và đánh giá được hiệu quả những đầu tư tại cộng đồng cũng như viết được một báo cáo nghiên cứu hay trình bày kết quả làm việc, nghiên cứu của bản thân;
– Có khả năng phân tích các vấn đề trong thực tiễn đời sống, xây dựng ý tưởng và đưa ra được những lý giải khoa học hoặc các ứng dụng vào công việc dựa trên các kết quả nghiên cứu vê lĩnh vực lâm nghiệp và phát triển nông thôn;
– Kỹ năng làm việc theo nhóm và quản lý nhóm, giao tiếp bằng tiếng Anh trong công việc và thành thạo trong tin học, ứng dụng công nghệ thông tin vào lĩnh vực lâm nghiệp và phát triển nông thôn, đặc biệt là các phần mềm, ứng ứng chuyên ngành và GIS, viễn thám trong nghiên cứu và quản lý ngành lâm nghiệp, phát triển nông thôn.
3. Năng lực tự chủ và trách nhiệm:
– Có tinh thần đoàn kết, chia sẻ với cộng đồng trong công tác bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng, phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn;
– Có năng lực dẫn dắt về chuyên môn lâm nghiệp, sáng tạo trong quá trình thực hiện công việc được giao; Có khả năng tự định hướng và thích nghi với các môi trường làm việc khác nhau;
– Có năng lực cao trong huy động sự tham gia của tập thể, điều phối các hoạt động chung trong quá trình làm việc; Có năng lực tự đánh giá và đề xuất các giải pháp kỹ thuật trong lĩnh vực lâm nghiệp ở các mức độ khác nhau.
NGÀNH QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG
1. Chuẩn về kiến thức
1.1. Chuẩn khối kiến thức chung toàn Đại học Huế:
– Vận dụng được các kiến thức Giáo dục thể chất (chứng chỉ về Giáo dục thể chất), An ninh quốc phòng (chứng chỉ An ninh quốc phòng), về tư tưởng, đạo đức cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam và tư tưởng Hồ Chí Minh vào nghề nghiệp và cuộc sống;
– Vận dụng được kiến thức về ngoại ngữ trong giao tiếp thông thường và công việc chuyên môn (B1 hoặc tương đương).
1.2. Chuẩn khối kiến thức lĩnh vực:  
– Có khả năng vận dụng các kiến thức khoa học tự nhiên,  khoa học sự sống, xã hội nhân văn, nhà nước và pháp luật làm nền tảng lý luận và thực tiễn cho ngành.
–  Đạt Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản và Ứng dụng được trong công việc chuyên môn.
1.3. Kiến thức chung khối ngành:
Phân tích và áp dụng được các kiến thức khoa học cơ bản của khối ngành làm nền tảng lý luận và thực tiễn cho ngành Quản lý tài nguyên rừng (QLTNR).
1.4. Kiến thức về nghề nghiệp:  
– Nắm vững và áp dụng kiến thức về thành phần, nguyên lý, cơ chế, cấu trúc, hệ thống, động thái, quy luật phổ biến ứng dụng trong quản lý tài nguyên rừng;
– Nắm vững và áp dụng kiến thức về phát triển tài nguyên rừng;
– Nắm vững và áp dụng kiến thức về quản lý bảo vệ tài nguyên rừng.
1.5. Kiến thức bổ trợ:
– Có kiến thức hỗ trợ cho hoạt động bảo tồn và phát triển Tài nguyên rừng;
– Có kiến thức hỗ trợ cho hoạt động nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực Nông, Lâm nghiệp nói chung và QLTNR nói riêng.
2. Chuẩn về kỹ năng
2.1. Kỹ năng về nghề nghiệp (kỹ năng cứng):
– Phát hiện, nhận biết và phân loại các loài thực vật, động vật, côn trùng vật, gây bệnh cây rừng và đất rừng;
– Nắm vững kỹ năng nhận biết địa hình, sử dụng bản đồ và thiết bị định vị không gian trong hoạt động hiện trường và số hóa thông tin, dữ liệu điều tra tài nguyên rừng;
– Thành thạo trong bố trí thí nghiệm, điều tra, giám sát diễn biến tài nguyên rừng;
– Thực hiện tốt quy trình điều tra, dự tính dự báo và xây dựng phương án bảo vệ rừng, phòng chống sâu bệnh hại, cháy rừng, xử lý vi phạm pháp luật lâm nghiệp;
– Xây dựng, thực hiện tốt các công trình lâm sinh, dự án lâm nghiệp nói chung và quản lí bảo tồn tài nguyên rừng môi trường nói riêng;
– Phát hiện, lựa chọn, xây dựng và thực hiện có kết quả các đề tài khoa học và đề xuất các giải pháp quản lý bảo tồn và phát triển bền vững tài nguyên rừng;
– Sử dụng thành thạo các bộ công cụ trong phân tích, đánh giá kết quả thí nghiệm nghiên cứu khoa học, điều tra chuyên ngành, đánh giá giá tác động môi trường và quản lý rừng bền vững;
– Vận dụng đúng kiến thức pháp luật và chính sách lâm nghiệp vào thực hiện nhiệm vụ quản lý bảo vệ và phát triển TNR; phân tích chính sách và đề xuất hoàn thiện hệ thống chính sách.
2.2. Kỹ năng mềm
– Kỹ năng tự chủ: Học tập và tự học suốt đời; Quản lý thời gian làm việc có kế hoạch; Tư duy và hoạt động độc lập; Mạnh dạn phát triển ý tưởng mới, sáng tạo; Thích ứng với thực tế môi trường công tác; Hiểu biết văn hóa, tri thức bản địa và hòa nhập với cộng đồng;
– Kỹ năng làm việc theo nhóm: hình thành nhóm, duy trì hoạt động nhóm, phát triển nhóm; chia sẻ và hợp tác trong công việc với các nhóm khác nhau;
– Kỹ năng quản lý và lãnh đạo: điều khiển, phân công và đánh giá hoạt động nhóm và tập thể, phát triển và duy trì quan hệ với các đối tác; khả năng đàm phán, thuyết phục và quyết định trên nền tảng có trách nhiệm với xã hội và tuân theo luật pháp; công bằng, minh bạch, gương mẫuvà phát huy dân chủ trong tập thể;
– Kỹ năng giao tiếp: lập luận sắp xếp ý tưởng, giao tiếp bằng văn bản và các phương tiện truyền thông, thuyết trình, giao tiếp với các cá nhân và tổ chức, …);
3. Năng lực tự chủ và trách nhiệm
– Phục tùng sự phân công của tổ chức. Có năng lực dẫn dắt về chuyên môn, nghiệp vụ liên quan đến QLTNR; Có khả năng đề xuất những sáng kiến, cải tiến trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao;
– Có khả năng tự định hướng, thích nghi với các môi trường làm việc khác nhau;
– Tự học tập, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm; có năng lực lập kế hoạch, điều phối, phát huy trí tuệ tập thể; có năng lực đánh giá và phản biện các hoạt động hay vấn đề liên quan đến QLTNR.
NGÀNH CÔNG NGHỆ CHẾ BIẾN LÂM SẢN
1. Chuẩn về kiến thức:
1.1. Chuẩn khối kiến thức chung toàn Đại học Huế:
– Vận dụng được các kiến thức Giáo dục thể chất, An ninh quốc phòng, về tư tưởng, đạo đức cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam và tư tưởng Hồ Chí Minh vào nghề nghiệp và cuộc sống;
– Vận dụng được kiến thức về ngoại ngữ trong giao tiếp thông thường (B1).
1.2. Chuẩn khối kiến thức lĩnh vực:
– Có khả năng vận dụng các kiến thức khoa học tự nhiên,  khoa học sự sống, xã hội nhân văn, nhà nước và pháp luật làm nền tảng lý luận và thực tiễn trong lĩnh vực Lâm nghiệp nói chung và Công nghệ chế biến lâm sản (CNCBLS) nói riêng;
–  Đạt Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản và Ứng dụng được trong công việc chuyên môn.
1.3. Kiến thức chung khối ngành:
– Phân tích và áp dụng được các kiến thức khoa học cơ bản như toán học, vật lý, hóa học, làm nền tảng lý luận và thực tiễn cho ngành Công nghệ chế biến lâm sản;
– Áp dụng kiến thức toán học; Xác suất thống kê trong nghiên cứu khoa học, trong tính toán, dự toán, lập kế hoạch sản xuất cho ngành CNCBLS;
– Kiến thức vật lý; Hóa học trong CNCBLS bằng cơ học, cơ lý, hóa học.
1.4. Kiến thức về nghề nghiệp:  
– Kiến thức về Lâm nghiệp: Có kiến thức về rừng; Sinh thái rừng; Cây và giống cây lấy gỗ và Lâm sản; Kiến thức về nguyên vật liệu đầu vào cho CNCBLS; Hiểu biết về kinh tế và pháp luật Lâm nghiệp. Kiến thức chọn tạo vùng nguyên liệu cho CNCBLS; kinh doanh nguyên liệu gỗ và Lâm sản; chọn nguyên liệu cho sản xuất CNCBLS.
– Kiến thức về kỹ thuật: Có kiến thức cơ bản về nhiệt, cơ, điện và máy móc áp dụng trong CBLS. Kiến thức về đồ họa áp dụng trong thiết kế công trình và đồ mộc.
– Có kiến thức về khoa học cơ sở kỹ thuật: liên quan đến vật liệu gỗ và các dạng vật liệu có nguồn gốc gỗ, các dạng lâm sản ngoài gỗ; vận dụng để tiến hành các nghiên cứu chuyên môn, ứng dụng vào thực tiễn sản xuất của ngành Chế biến lâm sản.
– Kiến thức về chuyên sâu CNCBLS: Nắm vững kiến thức về: Công nghệ sấy gỗ; xẻ gỗ; làm mộc; Thiết kế đồ mộc, nhà xưởng chế biến lâm sản; Có kiến thức cơ bản về: Bảo quản gỗ và lâm sản; Ván nhân tạo; Hóa lâm sản; Keo dán gỗ.
– Kiến thức về tiêu chuẩn hóa trong sản xuất; thị trường tiêu thụ sản phẩm CBLS.
1.5. Kiến thức bổ trợ:
– Biết tiếp cận và phát hiện và khiển khai các vấn đề phục vụ nghiên cứu khoa học, phát triển tư duy nghiên cứu, tiến hành nghiên cứu khoa học một cách độc lập;
– Nắm được một số kiến thức cơ bản về quản lý phân xưởng, doanh nghiệp chế biến lâm sản.
2. Kỹ năng
2.1. Kỹ năng nghề nghiệp:
– Kỹ năng trong nhận biết cây rừng; nhận mặt gỗ; Chọn gỗ và nguyên liệu cho sản xuất chế biến lâm sản (CBLS);
– Có kỹ năng đọc bản vẽ; hướng dẩn, giám sát thi công trong CBLS;
– Có kỹ năng trong mài dũa, điều chỉnh, vận hành máy móc, thiết bị CBLS;
– Có tay nghề trong CBLS như sấy gỗ; xẻ gỗ; sản xuất đồ mộc.
2.2. Kỹ năng mềm:
Kỹ năng tự chủ: Học tập và tự học suốt đời; Quản lý thời gian làm việc có kế hoạch; Tư duy và hoạt động độc lập; Mạnh dạn phát triển ý tưởng mới, sáng tạo; Thích ứng với thực tế môi trường công tác; Hiểu biết văn hóa, tri thức bản địa và hòa nhập với cộng đồng.
Kỹ năng làm việc theo nhóm: hình thành nhóm, duy trì hoạt động nhóm, phát triển nhóm; chia sẻ và hợp tác trong công việc với các nhóm khác nhau;
Kỹ năng quản lý và lãnh đạo: điều khiển, phân công và đánh giá hoạt động nhóm và tập thể, phát triển và duy trì quan hệ với các đối tác; khả năng đàm phán, thuyết phục và quyết định trên nền tảng có trách nhiệm với xã hội và tuân theo luật pháp; công bằng, minh bạch, gương mẫuvà phát huy dân chủ trong tập thể.
Kỹ năng giao tiếp: lập luận sắp xếp ý tưởng, giao tiếp bằng văn bản và các phương tiện truyền thông, thuyết trình, giao tiếp với các cá nhân và tổ chức, …).
NGÀNH LÂM NGHIỆP ĐÔ THỊ
1. Chuẩn về kiến thức
1.1. Chuẩn khối kiến thức chung toàn Đại học Huế
– Vận dụng được các kiến thức Giáo dục thể chất (chứng chỉ về Giáo dục thể chất), An ninh quốc phòng (chứng chỉ An ninh quốc phòng), về tư tưởng, đạo đức cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam và tư tưởng Hồ Chí Minh vào nghề nghiệp và cuộc sống;
– Vận dụng được kiến thức về ngoại ngữ trong giao tiếp thông thường và công việc chuyên môn (B1 hoặc tương đương).
1.2. Chuẩn khối kiến thức lĩnh vực
– Có khả năng vận dụng các kiến thức khoa học tự nhiên,  khoa học sự sống, xã hội nhân văn, nhà nước và pháp luật làm nền tảng lý luận và thực tiễn cho ngành;
–  Đạt Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản và Ứng dụng được trong công việc chuyên môn.
1.3. Kiến thức chung khối ngành
Nắm vững những kiến thức cơ bản về lâm nghiệp, kiến trúc công trình và cảnh quan đô thị. Trên cơ sở đó có định hướng phù hợp và đáp ứng nhân sự cho các cơ quan quản lí, quy hoạch và thiết kế cảnh quan đô thị.
1.4. Kiến thức về nghề nghiệp
– Áp dụng nguyên lí, phương án quy hoạch cảnh quan trong Lâm Nghiệp đô thị;
– Thực hiện nguyên tắc thiết kế cảnh quan phối hợp giữa kiến trúc công trình và mảng xanh trong xây dựng đô thị theo từng đặc khu;
– Thực hiện tôn tạo, bảo vệ và quản lý cảnh quan cây xanh gắn liền với việc bảo tồn  đa dạng sinh học;
– Phát triển lâm nghiệp đô thị gắn liền với việc phát triển kinh tế;
– Áp dụng các đặc điểm sinh lí, các kỹ thuật chăm sóc, nhân và tạo các giống cây đô thị.
1.5. Kiến thức bổ trợ
– Sử dụng thành thạo các phần mềm thiết kế trên máy tính (kỹ năng CNTT cơ bản);
– Xây dựng, thiết lập, thực hiện các dự án, đề tài trong ngành lâm nghiệp;
– Thực hiện được phương pháp luận trong nghiên cứu khoa học, tiến trình thực hiện đề tài khoa học, phương pháp thu thập, xử lý thông tin, cũng như cách viết tài liệu khoa học;
– Trang bị các kiến thức về (1) Lý luận về kỹ năng và các loại kỹ năng mềm, 2) Kỹ năng giao tiếp; (3) Kỹ năng làm việc nhóm, (3) Kỹ năng thuyết trình; (4) kỹ năng lập kế hoạch và tổ chức công việc, (5) Kỹ năm đàm phán và thương lượng và 6) Kỹ năng phỏng vấn tìm việc làm;
– Thực hiện kiến thức cơ bản về xây dựng, tổ chức thực hiện và quản lý các dự án phát triển lâm nghiệp đô thị, nông thôn.
2. Chuẩn về kỹ năng
2.1. Kỹ năng về nghề nghiệp (kỹ năng cứng)
–  Kỹ năng phân tích, đánh giá, dự báo những tác động xâm hại đến cảnh quan;
– Kỹ năng phân tích, xây dựng và lựa chọn các phương án thiết kế và quy hoạch cảnh quan;
– Kỹ năng ứng dụng về chăm sóc nhân giống cây trồng đô thị;
– Kỹ năng tính toán và thiết kế quy hoạch kiến trúc và không gian xanh;
– Kỹ năng tư duy, biết phê phán và khả năng làm việc độc lập;
– Kỹ năng thu thập và phân tích thông tin để đưa ra quyết định;
– Kỹ năng thực hiện các điểm trình diễn chăm sóc, nhân giống cây đô thị;
– Có kỹ năng làm việc nhóm;
– Có kỹ năng lập kế hoạch, dự toán và giám sát, thi công các công trình cảnh quan;
– Có kỹ năng tổ chức, kiểm tra và quy hoạch quản lí hệ thống công trình, cảnh quan;
– Có kỹ năng hướng dẫn, khuyến cáo áp dụng kỹ thuật.
2.2. Kỹ năng mềm
– Có khả năng sử dụng thành thạo các phần mềm tin học ứng dụng: autocad, 3dsmax, photoshop…;
– Có kỹ năng sử dụng tin học văn phòng, sử dụng các công cụ, phần mềm phân tích, tổng hợp các số liệu về ngành Lâm nghiệp và chuyên ngành Lâm nghiệp đô thị;
– Am hiểu được các ngoại ngữ liên quan đến chuyên ngành Lâm nghiệp, Lâm nghiệp đô thị;
–  Có kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng thuyết trình…
3. Năng lực tự chủ và trách nhiệm
3.1. Nâng cao năng lực tự học, tự nghiên cứu
– Có kỹ năng tự học thông qua các tài liệu,giáo trình, bài giảng.Tự rèn luyện trong quá trình làm bài tập lớn, đồ án thiết kế, các buổi thảo luận;
– Kỹ năng nghiên cứu thông qua việc tham gia các đề tài nghiên cứu.
3.2. Phẩm chất đạo đức
3.2.1. Thái độ và đạo đức cá nhân
– Thực hiện tốt các phẩm chất đạo đức của người có học;
– Luôn chấp hành tốt những quy tắc và các yêu cầu trong công việc.
3.2.2.  Thái độ và đạo đức nghề nghiệp
– Có thái độ và phẩm chất đạo đức, chính trị tốt, có tinh thần yêu nước, yêu nghề nghiệp;
– Có ý thức tổ chức kỷ luật lao động và tôn trọng nội quy;
– Có ý thức cộng đồng, tinh thần trách nhiệm, có thái độ đúng đắn;
– Có tinh thần cầu tiến, hợp tác và giúp đỡ đồng nghiệp.
3. Năng lực tự chủ và chịu trách nhiệm
– Có khả năng định hướng và đưa ra các quyết định phù hợp khoa học và khách quan;
– Có khả năng làm việc độc lập; làm việc nhóm hướng dẫn những người khác thực hiện và hoàn thành nhiệm vụ, chịu trách nhiệm với cá nhân và với nhóm;
– Có khả năng thích ứng với sự thay đổi của môi trường, hoàn cảnh công việc, đánh giá và cải thiện các hoạt động trong sản xuất chế biến lâm sản.

Cơ hội việc làm của sinh viên các ngành đang đào tạo tại Khoa Lâm nghiệp, Trường Đại học Nông Lâm Huế

Ngành Lâm nghiệp
Sau khi ra trường, sinh viên ngành Lâm nghiệp có cơ hội làm việc tại:

  • Các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành (từ TW đến địa phương): Tổng cục Lâm nghiệp; Chi cục Kiểm lâm; Hạt kiểm lâm; Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Phòng Tài nguyên và Môi trường…
  • Các cơ quan sản xuất/quản lý lâm nghiệp: Công ty Lâm nghiệp; Ban quản lý rừng phòng hộ; Ban quản lý rừng đặc dụng; Công ty sản xuất giống cây lâm nghiệp…
  • Các cơ quan tư vấn và hỗ trợ kỹ thuật: Trung tâm Điều tra, quy hoạch, thiết kế nông lâm nghiệp; Trung tâm khuyến nông khuyến lâm quốc gia; Trung tâm khuyến nông khuyến lâm tỉnh; Trạm khuyến nông khuyến lâm huyện…
  • Các cơ quan đào tạo và nghiên cứu: Các Trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề; Viện Khoa học Lâm nghiệp/Nông nghiệp; Viện Điều tra quy hoạch rừng…
  • Công chức phường xã: Cán bộ phụ trách lâm nghiệp xã
  • Các Chương trình, Dự án trong nước và quốc tế
  • Các tổ chức Phi chính phủ Việt Nam và Quốc tế (LNGOs và INGOs)

Ngành Quản lý tài nguyên rừng
Sau khi ra trường, sinh viên ngành Quản lý tài nguyên rừng có cơ hội làm việc tại:

  • Các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành (từ TW đến địa phương): Tổng cục Lâm nghiệp; Chi cục Kiểm lâm; Hạt kiểm lâm; Phòng Tài nguyên và Môi trường…
  • Các cơ quan sản xuất/quản lý lâm nghiệp: Công ty Lâm nghiệp; Ban quản lý rừng phòng hộ; Ban quản lý rừng đặc dụng; Công ty sản xuất giống cây lâm nghiệp…
  • Các cơ quan tư vấn và hỗ trợ kỹ thuật: Trung tâm Điều tra, quy hoạch, thiết kế nông lâm nghiệp; Trung tâm khuyến nông khuyến lâm quốc gia; Trung tâm khuyến nông khuyến lâm tỉnh; Trạm khuyến nông khuyến lâm huyện…
  • Các cơ quan đào tạo và nghiên cứu: Các Trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề; Viện Khoa học Lâm nghiệp/Nông nghiệp; Viện Điều tra quy hoạch rừng…
  • Công chức phường xã: Cán bộ phụ trách lâm nghiệp xã
  • Các Chương trình, Dự án trong nước và quốc tế
  • Các tổ chức Phi chính phủ Việt Nam và Quốc tế (LNGOs và INGOs)

 Ngành công nghệ chế biến lâm sản
Sau khi ra trường, sinh viên ngành Công nghệ chế biến lâm sản có cơ hội làm việc tại:

  • Các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành (từ TW đến địa phương): Tổng cục Lâm nghiệp; Chi cục Kiểm lâm; Sở Công Thương; Phòng Công thương…
  • Các cơ quan sản xuất/quản lý lâm nghiệp: Công ty sản xuất và kinh doanh Lâm nghiệp; Công ty xuất nhập khẩu lâm sản; Công ty/Nhà máy chế biến lâm sản…
  • Các cơ quan đào tạo và nghiên cứu: Các Trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề; Viện Khoa học Lâm nghiệp…
  • Các Chương trình, Dự án trong nước và quốc tế
  • Các tổ chức Phi chính phủ Việt Nam và Quốc tế (LNGOs và INGOs)

Ngành Lâm nghiệp đô thị
Sau khi ra trường, sinh viên ngành Lâm nghiệp đô thị có cơ hội làm việc tại:

  • Các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành (từ TW đến địa phương): Tổng cục Lâm nghiệp; Chi cục Kiểm lâm; Sở Xây dựng…
  • Các cơ quan sản xuất/quản lý cây xanh đô thị: Công ty/Trung tâm công viên, cây xanh đô thị; Công ty Lâm nghiệp; Khu công nghiệp…
  • Các cơ quan đào tạo và nghiên cứu: Các Trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề; Viện Khoa học Lâm nghiệp…
  • Các Chương trình, Dự án trong nước và quốc tế
  • Các tổ chức Phi chính phủ Việt Nam và Quốc tế (LNGOs và INGOs)
  • Thiết kế và quản lý cây xanh và cảnh quan ở các Resort…

 Cơ hội tham gia nghiên cứu khoa học của sinh viên Khoa Lâm nghiệp
Ngoài ra trong quá trình học tập 4 năm ở bậc Đại học, các em sinh viên còn được tham gia nghiên cứu khoa học theo nhóm độc lập dưới sự hướng dẫn khoa học của các Thầy Cô (thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên) và được tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học do các Thầy Cô chủ trì (đề tài cấp Quốc gia, cấp Bộ, cấp Tỉnh, cấp Đại học Huế, cấp Trường), cũng như các chương trình, dự án hợp tác quốc tế.

NCKH của Khoa Lâm nghiệp tập trung vào các lĩnh vực chủ yếu sau:

  • Ứng dụng công nghệ sinh học trong chọn, tạo giống cây lâm nghiệp
  • Kỹ thuật nhân giống và gây trồng một số loài cây bản địa và một số loài lâm sản ngoài gỗ có giá trị
  • Bảo tồn và phục hồi rừng (bao gồm cả rừng ngập mặn)
  • Bảo tồn đa dạng sinh học
  • Thích ứng và giảm thiểu biến đổi khí hậu (bao gồm cả PFES và REDD+)
  • Nông lâm kết hợp
  • Quản lý rừng bền vững và Chứng chỉ rừng (FSC)
  • Quản trị tài nguyên thiên nhiên
  • Quản lý rừng cộng đồng
  • Phân quyền, thể chế và sinh kế trong quản lý rừng
  • Chuỗi giá trị một số nông lâm sản (keo, mây, tre, sắn…)
  • Các giải pháp cải tiến công nghệ chế biến gỗ
  • Thực thi lâm luật, quản trị rừng và thương mại lâm sản (FLEGT)
  • Ứng dụng GIS và RS trong Lâm nghiệp (đa dạng sinh học, phục hồi rừng, điều tra/kiểm kê rừng, theo dõi diễn biến tài nguyên rừng…)

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here