Ngành Quản lý tài nguyên rừng (Kiểm lâm)

0
145

Quản lý tài nguyên rừng là một ngành chuyên môn của Lâm nghiệp được hình thành từ nhu cầu thực tiễn về nguồn nhân lực trong hoạt động quản lý bảo vệ và phát triển rừng, bảo vệ môi trường.
Trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu và hội nhập quốc tế vai trò của lực lượng chuyên trách về bảo vệ tài nguyên rừng (Kiểm lâm) càng được đề cao, đó là: tăng cường năng lực quản trị rừng và thực thi pháp luật Lâm nghiệp, góp phần tích cực trong giảm mất rừng và suy thoái rừng, kiểm soát nguồn gốc hợp pháp và nâng cao giá trị cho sản phẩm gỗ và lâm sản ngoài gỗ trên thị trường trong và ngoài nước, tham gia phát triển dịch vụ môi trường rừng.

KHOA: LÂM NGHIỆP
NGÀNH: QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG

Mã ngành: 7620211 Chỉ tiêu tuyển sinh: Tuyển sinh theo nhóm ngành Lâm nghiệp và Quản lý tài nguyên rừng
Loại hình đào tạo: Chính quy, tập trung Thời gian đào tạo: 4 năm (128 tín chỉ)
Liên hệ
ĐT: 02343514294; Hotline 1: 0979.467.756; Hotline 2: 0905.376.055; Hotline 3: 0914.114.723
Website: tuyensinh.huaf.edu.vn/; https://ln.huaf.edu.vn/
Facebook: Trường Đại học Nông Lâm; Khoa Lâm Nghiệp
MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
Đào tạo kỹ sư Quản lý tài nguyên rừng có phẩm chất chính trị, có đạo đức tư cách, có đủ trình độ, năng lực, ngoại ngữ đáp ứng nhu cầu của xã hội trong sự nghiệp phát triển nông thôn, bảo vệ phát triển tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường và hội nhập quốc tế với chức năng chủ yếu: Quy hoạch quản lý, bảo tồn đa dạng sinh học rừng; Quản lý sinh vật hại rừng và lửa rừng; Xây dựng và tổ chức thực hiện giải pháp bảo vệ, phát triển và sử dụng tài nguyên rừng; Xây dựng và tổ chức thực hiện các biện pháp quản lý rừng bền vững, quản lý lưu vực, quản lý môi trường rừng, giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu; Giám sát, đánh giá diễn biến tài nguyên rừng và môi trường.
KIẾN THỨC – KỸ NĂNG NGHỀ NGHIỆP
Sinh viên được trang bị các kiến thức và kỹ năng:
Kiến thức
– Đặc điểm sinh vật học và các nguyên tắc cơ bản trong phân loại và nhận biết các loài thực vật, động vật, côn trùng và vật gây bệnh cây rừng.
– Nguyên lý, biện pháp tổ chức quản lý, bảo vệ tài nguyên rừng và môi trường.
– Kiến thức cơ bản về xã hội, về pháp luật, chính sách phục vụ công tác bảo vệ tài nguyên rừng và môi trường.
– Đạt trình độ B1 tiếng Anh hoặc chứng chỉ tương đương. Có kiến thức về tin học ứng dụng trong xử lý văn bản, xử lý số liệu, trình diễn kết quả học tập và nghiên cứu khoa học.
– Có khả năng tự học tập để nâng cao kiến thức, rèn luyện kỹ năng chuyên môn, đủ điều kiện về chuyên môn để học tiếp bậc Thạc sĩ, Tiến sĩ ở trong và ngoài nước
Kỹ năng
– Nhận biết và phân loại được các loài thực vật rừng phổ biến, các loài có giá trị cao về kinh tế và bảo tồn. Sử dụng khóa định loại động vật, nhận biết và mô tả được động vật rừng thuộc lớp ếch nhái, bò sát, chim, thú của Việt Nam. Nhận biết và mô tả được các loài sâu bệnh hại chủ yếu.
– Điều tra, đánh giá, giám sát diễn biến tài nguyên rừng bao gồm tài nguyên thực vật, động vật, côn trùng, nấm, vi sinh vật. Điều tra đánh giá xói mòn đất và nguồn nuớc vùng đầu nguồn và ven biển.
– Xây dựng và tổ chức thực hiện phương án quản lý tài nguyên rừng, quản lý lưu vực, quản lý môi trường phục vụ công tác: Bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng; Bảo tồn đa dạng sinh học, bảo tồn các loài nguy cấp; Bảo vệ thực vật; phòng chống xói mòn và điều hòa nguồn nước cho vùng đầu nguồn; Xây dựng và tổ chức thực hiện các biện pháp quản lý lửa rừng.
– Có khả năng tuyên truyền và thực thi chính sách, pháp luật về lâm nghiệp.
– Giao tiếp và làm việc theo nhóm. Có khả năng sử dụng các phần mềm ứng dụng phổ biến trong quản lý tài nguyên và quản lý môi trường.

Sinh viên ngành QLTNR được giới thiệu về kỹ năng nhận biết các loài thực vật

Sinh viên được hướng dẫn kỹ năng đọc bản đồ

CƠ HỘI VIỆC LÀM VÀ VỊ TRÍ VIỆC LÀM SAU KHI TỐT NGHIỆP

– Các cơ quan quản lý rừng đặc dụng và rừng phòng hộ như Vườn quốc gia, Khu bảo tồn thiên nhiên, Bảo vệ rừng chuyên trách trong các Ban Quản lý rừng phòng hộ, Công ty Lâm nghiệp
– Cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên rừng và môi trường các cấp, như Kiểm Lâm, Tài nguyên Môi trường, Hải quan, Cảnh sát môi trường …
– Các doanh nghiệp nhà nước như công ty lâm nghiệp, công ty công viên, cây xanh…
– Các tập đoàn kinh tế và doanh nghiệp tư nhân về nông lâm nghiệp, cảnh quan đô thị…
– Các tổ chức phi chính phủ như WWF, ENV, Birdlife, IUCN, SNV, FFI…
– Cán bộ giảng dạy và nghiên cứu tại các trường đại học, cao đẳng, viện, trung tâm nghiên cứu có giảng dạy và nghiên cứu về lâm nghiệp và phát triển nông thôn.
– Thực tập sinh tại nhiều nước như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Bỉ, Israel…

Sinh viên Khoa Lâm nghiệp thực tập sinh tại Isarel
THÔNG TIN KHÁC

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here