Khoa Lâm nghiệp, Trường Đại học Nông Lâm Huế là nơi đào tạo Kỹ sư Lâm nghiệp, kỹ sư quản lý tài nguyên rừng, kỹ sư chế biến lâm sản, và kỹ sư lâm nghiệp đô thị cho khu vực miền Trung và Tây Nguyên. Hàng năm có khoảng 300 kỹ sư tốt nghiệp từ Khoa Lâm nghiệp . Nếu xét nhu cầu tuyển dụng của các cơ quan Nhà nước, doanh nghiệp trong 1 tỉnh (bao gồm: Chi cục Kiểm lâm, Trung tâm Quy hoạch và thiết kế Nông Lâm nghiệp, Hạt kiểm lâm, Ban Quản lý rừng phòng hộ, Công ty Lâm nghiệp, Công ty tư vấn và thiết kế và quản lý tài nguyên thiên nhiên…) là khoảng 50 kỹ sư (bình quân mỗi tỉnh 10 huyện, mỗi huyện tuyển 5 kỹ sư). Như vậy, 10 tỉnh khu vực miền Trung sẽ phải cần đến ít nhất 500 kỹ sư vào làm việc. Rõ ràng con số 300 kỹ sư tốt nghiệp của Khoa Lâm nghiệp, Trường Đại học Nông Lâm Huế hàng năm là chưa đủ đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của các cơ quan Nhà nước, doanh nghiệp trên địa bàn. Vì vậy có thể nói rằng: cơ hội việc làm của sinh viên tốt nghiệp từ Khoa Lâm nghiệp, Trường Đại học Nông Lâm Huế là rất cao.
Vì sao nên lựa chọn ngành Lâm học và Quản lý tài nguyên rừng?
Rừng là nguồn tài nguyên quan trọng một trong những động lực đối với sự phát triển của nền kinh tế cũng như các vấn đề về quốc phòng, môi trường. Tại Việt Nam, lĩnh vực Lâm nghiệp là lĩnh vực có truyền thống phát triển lâu đời, đóng góp từ những thời kỳ đầu giải phóng đất nước. Hiện nay, với sự thay đổi, chuyển dịch cơ cấu của nền kinh tế tập trung vào phát triển Nông lâm nghiệp chất lượng cao, chủ trương phát triển bền vững thích ứng với xu thế biến đổi khí hậu,với vai trò của mình ngành Lâm học đã và đang nhận được sự quan tâm rất lớn từ các ban ngành trung ương và nhiều thành phần khác nhau trong xã hội. Tuy nhiên, đội ngũ chuyên môn hoạt động trong lĩnh vực này còn rất hạn chế cả về số lượng lẫn chất lượng. Vì thế, hai ngành đào tạo Lâm học và Quản lý tài nguyên rừng được xây dựng trên cơ sở đáp ứng nhu cầu cấp thiết về nguồn nhân lực chất lượng của thị trường lao động yêu cầu. Chương trình đào tạo ngành Lâm học và Quản lý tài nguyên rừng, Khoa Lâm Nghiệp được thiết kế với các nội dung liên quan đến các vấn đề về việc bảo vệ, bảo tồn, phát triển, khai thác và xây dựng sinh kế, kinh tế bền vững dựa trên nguồn tài nguyên rừng. Thực tế cho thấy, Khoa Lâm Nghiệp, Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế là cơ sở đào tạo hàng đầu nguồn nhân lực của hai ngành Lâm học và Quản lý tài nguyên rừng ở các trình độ Đại học, Thạc sỹ, Tiến sỹ và đang hướng đến việc đào tạo mang tính quốc tế bằng chương trình tiếng Anh trong thời gian sắp tới.
Với tổng 200 chỉ tiêu tuyển sinh cho hai ngành, con số này rất khiêm tốn so với nhu cầu nhân lực cho 19 tỉnh khu vực Miền Trung và Tây Nguyên khi lượng các cơ quan về quản lý Lâm nghiệp ở các tỉnh vượt trội số kỹ sư tốt nghiệp hằng năm. Đây là một cánh cửa rộng mở, là đáp án thỏa mãn cho vấn đề giải quyết đầu ra khi đào tạo.
Bên cạnh đó, nằm trong xu thế mở rộng hợp tác và phát triển đào tạo trong và ngoài nước. Đến với các ngành học của Khoa Lâm nghiệp sinh viên có cơ hội trải nghiệm kỳ học ở các nước tân tiến trên thế giới: Nhật Bản, Isarel, Đan Mạch với các chương trình liên kết. Đây là hướng phát triển hết sức mới mẻ mang lại mức thu nhập 150 triệu đồng/năm và thực tế trải nghiệm hết sức quý giá, thiết thực cho công việc tương lai sau này.
Vì sao nên lựa chọn ngành Lâm nghiệp đô thị?
Lâm nghiệp đô thị là lĩnh vực nghiên cứu quan trọng, không thể thiếu trong khoa học đô thị và đang ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm của xã hội. Đây là một lĩnh vực khoa học tổng hợp, có gắn bó chặt chẽ với các lĩnh vực kiến trúc, xây dựng đô thị và nghệ thuật. Phạm vi nghiên cứu và ứng dụng của lĩnh vực Lâm nghiệp đô thị gồm: Thực vật, sinh thái, nghệ thuật, kỹ thuật trồng cây cảnh quan môi trường, quy hoạch thiết kế, thi công và giám sát thi công công trình cảnh quan, cây xanh đô thị.
Trường Đại học Nông Lâm Huế là trường đại học đầu tiên ở miền Trung và Tây Nguyên được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép tuyển sinh đào ngành Lâm nghiệp đô thị ở bậc đại học (2014) và đến nay đã có khóa kỹ sư tốt nghiệp ra trường. Bên cạnh đội ngũ giảng viên cơ hữu có trình độ cao (Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến sỹ) tham gia đào tạo ngành Lâm nghiệp đô thị, trong quá trình đào tạo, Nhà trường còn mời các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực Lâm nghiệp đô thị, Kiến trúc cảnh quan, Kiến trúc và Xây dựng ở trong và ngoài nước tham gia trao đổi học thuật, báo cáo khoa học các vấn đề nghiên mới trong lĩnh vực Lâm nghiệp đô thị ở trong nước và trên thế giới, tạo điều kiện tốt nhất để sinh viên và giảng viên tiếp cận những thành tựu và tri thức khoa học mới.
Sinh viên ngành Lâm nghiệp đô thị học tập tại trường, bên cạnh học tập những kiến thức lý thuyết trên lớp, sinh viên còn được bồi dưỡng kiến thức thực tiễn thông qua các đợt đi tham quan, thực tập tại đô thị trong cả nước, kỹ năng mềm trong nghề nghiệp. Đặc biệt, sinh viên còn được tham gia các đề tài, dự án cùng với các thầy, cô giáo ngay khi học tại trường để nâng cao kiến thức thực tiễn, kỹ năng nghề nghiệp và tự tin về kiến thức và kỹ năng trước lúc ra trường.
Hiện nay, quá trình đô thị hóa diễn ra với tốc độ nhanh ở vùng miền trên cả nước vấn đề quy hoạch đô thị, phát triển không gian xanh và tạo ra sự cân bằng giữa đời sống kinh tế, sinh hoạt và môi trường sống trong thành phố là hết sứcquan trọng. Sự phát triển của Du lịch thương mại kéo theo sự ra đời của các khu cảnh quan, resort, nghĩ dưỡng ở nhiều tỉnh dẫn đến nhu cầu tuyển dụng các kỹ sư ngành Lâm nghiệp đô thị – các chuyên gia về cảnh quan cấp thiết hơn bao giờ hết. Tại ngày hội việc làm diễn ra thường niên hằng năm vào tháng 4 của trường Đại học Nông Lâm Huế các tập đoàn lớn Vincom, tập đoàn Bim, các công ty cảnh quan… đặt ra vấn đề về hợp tác đào tạo nhân lực Ngành Lâm nghiệp đô thị nhằm giải quyết vấn đề thiếu hụt trầm trọng về nguồn nhân lực. Đây là cơ hội việc làm rất lớn và ổn định, ngày càng được mở rộng gắn với xu thế chuyển dịch cơ cấu kinh tế phát triển du lịch dịch vụ của nước ta.
Sinh viên ngành Lâm nghiệp đô thị sau khi tốt nghiệp ra trường từ Trường đại học Lâm nghiệp cho thấy, kỹ sư ngành Lâm nghiệp đô thị có nhiều cơ hội tìm việc làm tốt tại các thành phố trên cả nước. Nhiều sinh viên tốt nghiệp ra trường đã được tuyển vào làm các cơ quan, đơn vị nghiên cứu về kiến trúc, quy hoạch, thiết kế đô thị; các doanh nghiệp và đơn vị quản lý nhà nước về cây xanh đô thị. Hoặc định hướng phát triển sau khi ra trường đã tự thành lập các doanh nghiệp tư vấn thiết kế cảnh quan, tư vấn thiết kế và thi công các công trình cảnh quan cây xanh, đã có thu nhập cao