Hội thảo khoa học quốc tế “Đa dạng các loài động vật có xương sống châu Á lần thứ 9 (AVIS9)”

0
655

Sáng nay, 26/9/2019, Hội thảo khoa học quốc tế “Đa dạng các loài động vật có xương sống châu Á lần thứ 9 (AVIS9)” vừa được diễn ra tại trường Đại học Nông Lâm (ĐHNL), Đại học Huế (ĐHH). Hội thảo có sự tham gia của hơn 50 nhà nghiên cứu đến từ 10 quốc gia châu Á.

Đây là một hội thảo uy tín, được tổ chức thường niên kể từ năm 2011 và đã diễn ra tại các quốc gia châu Á, như: Trung Quốc, Nhật Bản, Malaysia, Thái Lan, Indonesia, Myanmar, Lào. Và tại Việt Nam, hội thảo lần thứ 3 đã được tổ chức tại Hà Nội. Nối tiếp thành công từ các hội thảo trước, đây là lần thứ 09 hội thảo quốc tế được diễn ra và năm nay trường ĐHNL, ĐHH và trường ĐH Kyoto, Nhật Bản là 2 trường đồng tổ chức, chủ trì hội thảo này với nguồn tài trợ của chương trình JSPS Core-to-Core (Nhật Bản). Chủ đề, nội dung chuỗi hoạt động hội thảo là tập trung vào các vấn đề môi trường và bảo tồn đa dạng sinh học; phát triển năng lực nghiên cứu của các nhà khoa học trẻ.

GS. Masaharu Motokaw phát biểu tại Hội thảo

Phát biểu khai mạc Hội thảo, GS. Masaharu Motokaw -trường ĐH Kyoto Nhật Bản, bày tỏ niềm vinh dự vì đã phối hợp với trường ĐHNL, ĐHH đồng tổ chức hội thảo này. GS. Masaharu Motokaw chia sẽ: “Trường ĐH Kyoto, Nhật Bản được thành lập vào năm 1897 và đã có truyền thống trong lĩnh vực nghiên cứu về các loài động vật có xương sống. GS. hi vọng qua hội thảo này sẽ giúp phát triển mạng lưới nghiên cứu đa dạng các loài động vật có xương sống châu Á, giúp các nhà nghiên cứu có cơ hội gặp gỡ, trao đổi, hợp tác và phát triển mạng lưới này”.

PGS.TS. Lê Văn An – Hiệu trưởng trường ĐHNL, ĐHH phát biểu tại Hội thảo

Cũng tại Hội thảo, PGS.TS. Lê Văn An- Hiệu trưởng trường ĐHNL, ĐHH đã bày tỏ niềm vui khi nhà trường được chọn là đơn vị tổ chức và đồng chủ trì Hội thảo AVIS9. PGS.TS cho biết: trường ĐHNL, ĐHH được thành lập năm 1967 và từ đó đến nay luôn đóng vai trò quan trọng trong việc đào tạo, nghiên cứu, chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực lâm nghiệp, nông nghiệp và thủy sản cho các tỉnh miền Trung, Tây nguyên và cả nước. Theo đó, Nhà trường luôn coi trọng việc thúc đẩy hợp tác, đổi mới cũng như phát triển nghiên cứu về các lĩnh vực liên quan cả trong nước và quốc tế.

“Tôi hi vọng rằng, Hội thảo AVIS 9 sẽ là dịp cho các nhà nghiên cứu trẻ quốc tế và Việt Nam trao đổi các kết quả nghiên cứu và tiếp cận với các phương pháp nghiên cứu mới, hiện đại; đồng thời tăng cường hợp tác nghiên cứu khoa học liên quan đến đa dạng và bảo tồn các loài động vật có xương sống giữa các nước ở châu Á”, PGS.TS. Lê Văn An nhấn mạnh.

Được biết, hội thảo AVIS 9 được diễn ra từ ngày 23-27/9/2019 với các hoạt động, như: tập huấn cho các nhà nghiên cứu trẻ (AVIS) tại huyện Phú Lộc, Thừa Thiên Huế; trình bày báo cáo khoa học với chủ đề liên quan đến đa dạng các loài động vật có xương sống châu Á từ các nhà nghiên cứu quốc tế tại trường ĐHNL, ĐHH.

Hội thảo sẽ kết thúc vào ngày mai 27/9/2019

Một số hình ảnh tại Hội thảo:

GS. Masaharu Motokaw tặng quà lưu niệm cho PGS.TS. Lê Văn An

Các đại biểu tham dự Hội thảo

Các đại biểu tham dự Hội thảo

Nguồn: huaf.edu.vn

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here