[Thông tin tuyển sinh 2018] Công nghệ chế biến lâm sản

0
333

Trình độ đào tạo: Đại học
Ngành đào tạo: Công nghệ chế biến lâm sản
Loại hình đào tạo: Chính quy
(Ban hành kèm theo quyết định số: 2288/QĐ-ĐHH ngày 05 tháng 11 năm 2012 của Giám đốc Đại học Huế)

I. Giới thiệu chung
Ngành Công nghệ Chế biến lâm sản là một trong bốn ngành trực thuộc Khoa Lâm Nghiệp, trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế. Ngành được thành lập năm 2006, thực hiện nhiệm vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học về lĩnh vực chế biến lâm sản. Sự thành lập ngành Công nghệ chế biến lâm sản ghi nhận sự phát triển mạnh mẽ của Khoa Lâm Nghiệp Trường Đại học Nông Lâm Huế, đồng thời cũng nhằm đáp ứng yêu cầu đa dạng hóa loại hình đào tạo, tăng quy mô đào tạo của Trường đại học Nông Lâm Huế và phát huy thế mạnh truyền thống về đào tạo các ngành khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực nông lâm nghiệp. Đồng thời đáp ứng nguồn nhân lực khoa học kỹ thuật có chuyên môn về chế biến lâm sản phục vụ cho nhu cầu thực tiễn của thị trường lao động khu vực miền Trung và các khu vực khác trên cả nước cũng như phát triển các công tác nghiên cứu chuyên sâu về chuyên ngành chế biến lâm sản.
II. Tầm quan trọng đối với sự nghiệp phát triển đất nước
Kỹ sư Công nghệ Chế biến lâm sản là nguồn nhân lực quan trọng đối với nhiều lĩnh vực, bao gồm:
  • Quản lý hoạt động trong các công ty, doanh nghiệp, tập đoàn chế biến gỗ và lâm sản.
  • Tư vấn, thiết kế, thi công các công trình bằng gỗ và lâm sản.
  • Nghiên cứu chuyên sâu, phát triển công nghệ mới về vật liệu gỗ và Lâm sản.
  • Kinh doanh, quản lý, xây dựng và phát triển hệ thống phân phối các sản phẩm của ngành Chế biến lâm sản.
Việt Nam là quốc gia xuất khẩu các mặt hàng đồ gỗ vị thứ 6 trên thế giới, ngành Chế biến lâm sản là 1 trong 10 ngành có tỉ trọng GDP lớn của nước ta. Theo nhận định của Ngân hàng Thế giới (WB) ngành Chế biến gỗ Việt Nam có tiềm năng phát triển, năng lực cạnh tranh trên trường quốc tế. Với quy mô khoảng 300.000 lao động trong ngành chế biến gỗ hiện nay thì số lượng cán bộ có trình độ đại học chuyên ngành Chế biến lâm sản chỉ chiếm 2-3%, công nhân kỹ thuật chiếm 20-30%, số còn lại là lao động phổ thông. Trong khi đó yêu cầu số lượng kỹ sư cần từ 7-10% /tổng số lao động tương đương 20.000 người. Hằng năm tổng số kỹ sư ngành chế biến lâm sản do các trường đại học trong cả nước đào tạo chỉ đạt hơn 200 kỹ sư. Vì vậy việc mở rộng đào tạo kỹ sư ngành Công nghệ chế biến lâm sản có ý nghĩa rất to lớn đối với việc đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao của thị trường lao động.
Đào tạo nhân lực là một hướng mang tính chiến lược dài hạn đặt nền móng cho việc thúc đẩy ngành công nghiệp chế biến lâm sản đạt được những bước phát triển quan trọng, nâng cao vị thế, sức cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam trong khu vực và trên thế giới. Góp phần vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.
III. Thông tin chung về chương trình đào tạo
 Tên ngành: Công nghệ chế biến lâm sản   (Technology of forest product processing)
 Mã ngành: 52540301
1. Loại hình đào tạo: Chính quy; Thời gian đào tạo: 4,0 năm
2. Đối tượng tuyển sinh: Theo quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo
3. Quy trình đào tạo: Theo Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ (ban hành kèm theo Quyết định số 17/VBHN-BGDĐT ngày15 tháng 5 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo)
4. Mục tiêu đào tạo:
Đào tạo kỹ  ngành chế biến Lâm sản (CBLS) có phẩm chất chính trị, đạo đức xã hội chủ nghĩa, có ý thức phục vụ nhân dân tốt; Có trình độ và năng lực tổ chức quản lý điều hành doanh nghiệp CBLS; Có khả năng thiết kế và thi công trong lĩnh vực CBLS; Có thể tiếp cận và làm chủ trang thiết bị và công nghệ mới trong CBLS; có sức khỏe tốt, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
5. Chuẩn đầu ra:
5.1. Chuẩn về kiến thức:
a. Chuẩn khối kiến thức chung toàn Đại học Huế:
– Vận dụng được các kiến thức Giáo dục thể chất, An ninh quốc phòng, về tư tưởng, đạo đức cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam và tư tưởng Hồ Chí Minh vào nghề nghiệp và cuộc sống;
– Vận dụng được kiến thức về ngoại ngữ trong giao tiếp thông thường (B1).
b. Chuẩn khối kiến thức lĩnh vực:
– Có khả năng vận dụng các kiến thức khoa học tự nhiên,  khoa học sự sống, xã hội nhân văn, nhà nước và pháp luật làm nền tảng lý luận và thực tiễn trong lĩnh vực Lâm nghiệp nói chung và Công nghệ chế biến lâm sản (CNCBLS) nói riêng;
–  Đạt Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản và Ứng dụng được trong công việc chuyên môn.
c. Kiến thức chung khối ngành:
– Phân tích và áp dụng được các kiến thức khoa học cơ bản như toán học, vật lý, hóa học, làm nền tảng lý luận và thực tiễn cho ngành Công nghệ chế biến lâm sản;
– Áp dụng kiến thức toán học; Xác suất thống kê trong nghiên cứu khoa học, trong tính toán, dự toán, lập kế hoạch sản xuất cho ngành CNCBLS;
– Kiến thức vật lý; Hóa học trong CNCBLS bằng cơ học, cơ lý, hóa học.
d. Kiến thức về nghề nghiệp:  
– Kiến thức về Lâm nghiệp: Có kiến thức về rừng; Sinh thái rừng; Cây và giống cây lấy gỗ và Lâm sản; Kiến thức về nguyên vật liệu đầu vào cho CNCBLS; Hiểu biết về kinh tế và pháp luật Lâm nghiệp. Kiến thức chọn tạo vùng nguyên liệu cho CNCBLS; kinh doanh nguyên liệu gỗ và Lâm sản; chọn nguyên liệu cho sản xuất CNCBLS.
– Kiến thức về kỹ thuật: Có kiến thức cơ bản về nhiệt, cơ, điện và máy móc áp dụng trong CBLS. Kiến thức về đồ họa áp dụng trong thiết kế công trình và đồ mộc.
– Có kiến thức về khoa học cơ sở kỹ thuật: Liên quan đến vật liệu gỗ và các dạng vật liệu có nguồn gốc gỗ, các dạng lâm sản ngoài gỗ; vận dụng để tiến hành các nghiên cứu chuyên môn, ứng dụng vào thực tiễn sản xuất của ngành Chế biến lâm sản.
– Kiến thức về chuyên sâu CNCBLS: Nắm vững kiến thức về: Công nghệ sấy gỗ; xẻ gỗ; làm mộc; Thiết kế đồ mộc, thiết kế xưởng chế biến lâm sản; Có kiến thức cơ bản về: Bảo quản gỗ và lâm sản; Ván nhân tạo; Hóa lâm sản; Keo dán gỗ; Kiến thức về tiêu chuẩn hóa trong sản xuất; thị trường tiêu thụ sản phẩm CBLS.
đ. Kiến thức bổ trợ:
– Biết tiếp cận và phát hiện và khiển khai các vấn đề phục vụ nghiên cứu khoa học, phát triển tư duy nghiên cứu, tiến hành nghiên cứu khoa học một cách độc lập;
– Nắm được một số kiến thức cơ bản về quản lý phân xưởng, doanh nghiệp chế biến lâm sản.
5.2. Kỹ năng
a. Kỹ năng nghề nghiệp:
– Kỹ năng trong nhận biết cây rừng; nhận mặt gỗ; Chọn gỗ và nguyên liệu cho sản xuất chế biến lâm sản (CBLS);
– Có kỹ năng đọc bản vẽ; hướng dẫn, giám sát thi công trong CBLS;
– Có kỹ năng trong mài dũa, điều chỉnh, vận hành máy móc, thiết bị CBLS;
– Có tay nghề nhất định trong CBLS như sấy gỗ; xẻ gỗ; sản xuất đồ mộc.
b. Kỹ năng mềm:
Kỹ năng tự chủ: Học tập và tự học suốt đời; Quản lý thời gian làm việc có kế hoạch; Tư duy và hoạt động độc lập; Mạnh dạn phát triển ý tưởng mới, sáng tạo; Thích ứng với thực tế môi trường công tác; Hiểu biết văn hóa, tri thức bản địa và hòa nhập với cộng đồng.
Kỹ năng làm việc theo nhóm: hình thành nhóm, duy trì hoạt động nhóm, phát triển nhóm; chia sẻ và hợp tác trong công việc với các nhóm khác nhau;
Kỹ năng quản lý và lãnh đạo: điều khiển, phân công và đánh giá hoạt động nhóm và tập thể, phát triển và duy trì quan hệ với các đối tác; khả năng đàm phán, thuyết phục và quyết định trên nền tảng có trách nhiệm với xã hội và tuân theo luật pháp; công bằng, minh bạch, gương mẫuvà phát huy dân chủ trong tập thể.
Kỹ năng giao tiếp: lập luận sắp xếp ý tưởng, giao tiếp bằng văn bản và các phương tiện truyền thông, thuyết trình, giao tiếp với các cá nhân và tổ chức, …).
5.3. Năng lực tự chủ và chịu trách nhiệm
– Có khả năng định hướng và đưa ra các quyết định phù hợp khoa học và khách quan;
– Có khả năng làm việc độc lập; làm việc nhóm hướng dẫn những người khác thực hiện và hoàn thành nhiệm vụ, chịu trách nhiệm với cá nhân và với nhóm.
– Có khả năng thích ứng với sự thay đổi của môi trường, hoàn cảnh công việc, đánh giá và cải thiện các hoạt động trong sản xuất chế biến lâm sản.
6. Chương trình đào tạo
TT Mã học phần Tên học phần Số TC Ghi chú
A KIẾN THỨC GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG   29
I Lý luận chính trị  10
1 CTR1016 Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin 1 2
2 CTR1017 Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin 2 3
3 CTR1033 Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam 3
4 CTR1022 Tư tưởng Hồ Chí Minh 2
II Tin học, Khoa học tự nhiên, Công nghệ và môi trường  15
5 CBAN12002 Toán cao cấp 2
6 CBAN12202 Toán thống kê 2
7 CBAN12302 Vật lý 2
8 CBAN12403 Vật lý ứng dụng 3
9 CBAN10304 Hóa học 4
10 CBAN11902 Tin học 2
III Khoa học xã hội và nhân văn 4
11 KNPT14602 Xã hội học đại cương 2
12 TNMT29402 Nhà nước và pháp luật 2
B KIẾN THỨC GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP   99
I Kiến thức cơ sở ngành  26
Bắt buộc   20
13 CKCN24502 Kỹ thuật an toàn và môi trường 2
14 LNGH22502 Khoa học gỗ 2
15 CKCN31182 Hình họa – vẽ kỹ thuật 2
16 CKCN25902 Nhiệt kỹ thuật 2
17 LNGH31012 Chuỗi hành trình sản phẩm (COC) 2
18 LNGH25302 Thực vật rừng 2
19 LNGH26002 Lâm sản ngoài gỗ 2
20 LNGH23602 Nguyên lý cắt gọt gỗ 2
21 CKCD24702 Kỹ thuật điện tử 2
22 CKCN24702 Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa 2
Tự chọn (Chọn 6/13)  6
23 CKCN25803 Nguyên lý và chi tiết máy 3
24 CKCS25003 Sức bền vật liệu 3
25 CKCD20302 Kỹ thuật điện 2
26 CKCN20803 Cơ học lý thuyết 3
27 CKCS23102 Thủy lực cơ sở 2
II Kiến thức ngành  45
Bắt buộc   35
28 LNGH31043 Công nghệ xẻ gỗ 3
29 LNGH29902 Bảo quản và chế biến lâm sản ngoài gỗ 2
30 LNGH31373 Ứng dụng AutoCAD trong Lâm nghiệp 3
31 LNGH31033 Công nghệ hóa lâm sản 3
32 LNGH23403 Máy và thiết bị chế biến lâm sản 3
33 LNGH21102 Công nghệ sản xuất bột giấy 2
34 LNGH24802 Thiết kế xưởng chế biến lâm sản 2
35 LNGH20102 Bảo quản gỗ 2
36 LNGH21302 Công nghệ sấy gỗ 2
37 LNGH21003 Công nghệ mộc 3
38 LNGH22202 Keo dán gỗ 2
39 LNGH21203 Công nghệ sản xuất ván nhân tạo 3
40 LNGH21402 Công nghệ trang sức vật liệu gỗ 2
41 LNGH24703 Thiết kế sản phẩm mộc và trang trí nội thất 3
Tự chọn (Chọn 10/19)  10
42 KNPT27902 Kinh tế lâm nghiệp 2
43 LNGH24902 Thống kê ứng dụng trong lâm nghiệp 2
44 LNGH22302 Khai thác lâm sản 2
45 TNMT22902 Pháp luật và chính sách lâm nghiệp 2
46 LNGH20802 Công cụ và máy lâm nghiệp 2
47 LNGH25902 Trồng rừng đại cương 2
48 LNGH24302 Sinh thái rừng 2
49 LNGH23102 Lâm nghiệp đại cương 2
III Kiến thức bổ trợ  8
50 KNPT21602 Kỹ năng mềm 2
51 KNPT24802 Xây dựng và quản lý dự án 2
52 KNPT23002 Phương pháp tiếp cận khoa học 2
53 KNPT28702 Quản trị doanh nghiệp lâm nghiệp 2
IV Thực tập nghề nghiệp  10
54 LNGH25401 Tiếp cận nghề 1
55 LNGH31264 Thao tác nghề 4
56 LNGH31325 Thực tế nghề 5
V Khóa luận tốt nghiệp/học phần thay thế  10
57 LNGH22610 Khóa luận tốt nghiệp 10
58 LNGH29006 Báo cáo chuyên đề tốt nghiệp 6
59 LNGH29502 Giám định gỗ và kiểm tra chất lượng sản phẩm 2
60 LNGH29102 Cải thiện giống theo hướng lấy gỗ phục vụ chế biến lâm sản 2
KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TOÀN KHÓA  128
IV. Cơ sở vật chất phục vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học
Trường đại học Nông lâm Huế đã đạt chuẩn quốc gia nên hệ thống giảng đường tốt; phòng học rộng, sạch, thoáng mát; công cụ và đồ dùng giảng dạy đáp ứng tốt yêu cầu dạy học.
Trường có viện nghiên cứu phát triển bao gồm hệ thống trang trại Nông Lâm Ngư nghiệp là một địa bàn cho sinh viên thực tập và nghiên cứu.
Khoa Lâm nghiệp có vườm vươm cây; các phòng thí nghiệm; hệ thống cây xanh tiêu bản trong khuôn viên trường.
Phòng thực hành chế biến lâm sản có đủ máy móc và thiết bị để thực hành các môn học với mức độ đạt chuẩn.
Sinh viên còn được thực hành tại khoa cơ khí- công nghệ của trường.
Khoa Lâm nghiệp liên kết với một nhiều doanh nghiệp lâm nghiệp; doanh nghiệp chế biến lâm sản trong và ngoài tỉnh là nơi thực tập dã ngoại cho sinh viên, để sinh viên có điều kiện tiếp cận các trang thiết bị, và kỹ thuật mới đáp ứng yêu cầu học tập thực tế và nghiên cứu khoa học trong cũng như khả năng nâng cao kỹ năng nghề nghiệp. Làm tiền đề để sinh viên tìm việc và làm việc sau khi tốt nghiệp
V. Khả năng công tác và cơ hội việc làm
Hiện tại, khoa Lâm Nghiệp là một trong những đơn vị được đánh giá cao về bề dày đào tạo, khoa đã  hợp tác với các doanh nghiệp ngoài trường học, đưa kết quả nghiên cứu ứng dụng vào sản xuất thực tiễn. Doanh nghiệp là nơi tiếp nhận sinh viên thực tập và là đơn vị tuyển dụng sinh viên ra trường.
– Theo thống kê, sinh viên học xong ngành chế biến lâm sản 100% có việc làm; Trong đó nhiều sinh viên học xong chương trình đã  nhanh chóng đi làm việc trong  thời gian chờ bằng tốt nghiệp.
– Kết quả khảo sát ý kiến cựu học sinh và đơn vị tuyển dụng 100% sinh viên ra trường có khả năng làm việc độc lập.
– Nhu cầu về lao đông chế biến lâm sản hiện nay rất lớn cụ thể các tỉnh: Bình Dương; Bình Định; thành phố HCM; Quảng Nam; Đà Nẵng…
Sinh viên ngành chế biến lâm sản khi học trong trường tham gia tích cực vào các câu lạc bộ; hội nhóm, tuy số lượng sinh viên trong ngành ít so với toàn trường nhưng nhiều năm liền lãnh đạo các câu lạc bộ, đội nhóm là sinh viên ngành CBLS; Hàng năm, vào ngày tựu trường, sịnh viên tự tổ chức giải bóng đá sinh viên ngành CBLS đón chào Tân sinh viên để nboois vòng tay đoàn kết và giúp đỡ nhau trong học tập và sinh hoạt.
Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành CBLS Đại học Nông Lâm Huế đã và đang làm việc tại các vị trí sau đây:
STT Công việc Khu vực làm việc
1 Làm việc tại các doanh nghiệp chế biến lâm sản bao gồm doanh nghiệp nhà nước; công ty cổ phần; công ty TNHH; công ty tư nhân; công ty có vốn nước ngoài – Miền Trung
– Khu vực phía Nam
– Cả nước
2 Làm việc tại các cơ quan doanh nghiệp thuộc ngành Lâm nghiệp – Cả nước
3 Làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp thuộc một số ngành khác – Cả nước
4 Làm việc trong một số cơ quan nhà nước – Cả nước
5 Chuyên môn chính là chế biến lâm sản; Có khả năng làm việc đa ngành. – Cả nước

VI. Đội ngũ cán bộ giảng dạy và nghiên cứu khoa học

Cán bộ giảng dạy ngành CBLS bao gồm các giảng viên thuộc khoa cơ bản; khoa cơ khí công nghệ; khoa khuyến nông & phát triển Nông thôn thuộc đại học Nông lâm; Đại học luật; Đại học ngoại ngữ; Trung tâm giáo dục thể chất; Trung tâm quốc phòng thuộc Đại học Huế; Các giảng viên mời từ các trường ở Hà Nội.
Lực lượng giảng dạy nòng cốt là giảng viên khoa Lâm nghiệp đại học Nông lâm Huế.
Phần lớn giảng viên có học vị Thạc sỹ; Tiến sỹ; Học hàm giảng viên chính; phó giáo sư
VII. Thông tin tuyển sinh năm 2017
Thông tin đăng ký tuyển sinh: http://tuyensinh.huaf.edu.vn/
Trong đó các môn xét tuyển là toán lý hóa; toán hóa sinh.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here