Ngành Quản lý tài nguyên rừng là gì? Tại sao nên học ngành học này?
Hiện nay ngành “Quản lý tài nguyên rừng” không chỉ đơn giản là công việc của Kiểm lâm, mà học ngành này còn làm rất nhiều các việc khác. Ngành “Quản lý tài nguyên rừng” là một phần quan trọng của Lâm nghiệp, của nền kinh tế và sẽ tiếp tục tồn tại lâu dài trong tương lai. Nếu bạn luôn quan tâm và muốn đóng góp sức mình để quản lý bảo vệ, khai thác, sử dụng và phát triển bền vững tài nguyên rừng và môi trường (rừng, đất rừng và động vật rừng…) nhưng còn băn khoăn về cơ hội việc làm thì đừng ngần ngại đăng ký theo học ngành “Quản lý tài nguyên rừng”. Bởi ngành học này là một lựa chọn khá phù hợp với định hướng nghề nghiệp trong tương lai khi mà Chính phủ Việt Nam coi rừng là một nguồn tài nguyên sinh thái quan trọng, có giá trị cho sự phát triển kinh tế xã hội và hạnh phúc của người dân trên toàn đất nước. Hơn nữa, xã hội đang cần những sinh viên tốt nghiệp ngành này để giúp các cơ quan Nhà nước, tổ chức, cá nhân có liên quan đến các hoạt động quản lý, khai thác, sử dụng và phát triển vững tài nguyên rừng nhằm chống những biến đổi về khí hậu, tạo môi trường sống trong trong lành cho nhân loại. Đồng thời, càng ngày ngành “Quản lý tài nguyên rừng” càng đỏi hỏi rất nhiều số lượng sinh viên tốt nghiệp thay thế cho lực lượng Kiểm lâm nghỉ hưu nhanh chóng. Ngoài ra, học xong bạn sẽ được Nhà nước hỗ trợ và tạo rất nhiều điều kiện để phát triển ngành “Quản lý tài nguyên rừng”. Hiện tại có rất nhiều các tổ chức phi Chính phủ, các Doanh nghiệp, Nhà đầu tư mở rộng phát triển và khai thác những lợi ích từ ngành “Quản lý tài nguyên rừng”, bạn hoàn toàn có rất nhiều cơ hội tìm việc làm sau khi học xong ngành này với công việc ổn định có thu nhập cao, đây là một lợi thế khi bạn chọn theo học ngành này.
Sinh viên ngành “Quản lý tài nguyên rừng” học gì?
Theo học ngành “Quản lý tài nguyên rừng”, các bạn sẽ được cung cấp các kiến thức từ cơ bản đến nâng cao về xã hội, đặc điểm sinh vật học, phân loại và nhận biết các loài thực vật, động vật, ứng dụng thiết bị bay không người lái và tư liệu ảnh viễn thám phục vụ công tác quản lý tài nguyên rừng và môi trường, cách thức tổ chức quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên rừng và môi trường . Ngoài ra, một phần không thể thiếu trong chương trình học là khối kiến thức về Luật, chính sách tài nguyên rừng và môi trường để đảm bảo sinh viên sau khi tốt nghiệp có đầy đủ hành trang phục vụ tốt cho mỗi vị trí công việc. Đồng thời, trong thời gian học, hàng năm trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế có tuyển chọn từ 5 – 10 sinh viên đi thực tập và học tập nâng cao một năm ở một số nước phát triển như Nhật Bản, Isarel…
Với mục tiêu “Tất cả vì quyền lợi học tập, nghiên cứu và việc làm của sinh viên sau tốt nghiệp phải đáp ứng yêu cầu của các đơn vị tuyển dụng, nhu cầu khu vực và Quốc tế”. Ngành “Quản lý tài nguyên rừng” là ngành nghề có truyền thống lâu đời, đang được Nhà nước quan tâm đầu tư và phát triển. Ngành đào tạo “Quản lý tài nguyên rừng” của Khoa Lâm nghiệp, Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế, luôn định hướng đào tạo gắn liền với thực tiễn, không ngừng đầu tư về cơ sở vật chất, xây dựng đội ngũ giảng viên giỏi. Với kinh nghiệm trên 30 năm đào tạo và phát triển, với đội ngũ giảng dậy có kinh nghiệm, có trình độ học vị và học hàm cao phục vụ việc đào tạo và cung cấp cho xã hội những kỹ sư Lâm nghiệp lành nghề về Quản lý tài nguyên rừng. Chúng tôi luôn tự hào là đơn vị đi đầu trong lĩnh vực đào tạo ngành “Quản lý tài nguyên rừng” ở khu vực miền Trung Việt Nam.
Vị trí việc làm của sinh viên ngành “Quản lý tài nguyên rừng” sau khi tốt nghiệp
Câu hỏi “Học Quản lý tài nguyên rừng ra làm gì và làm ở đâu?” mà nhiều bạn quan tâm và lựa chọn. Tùy theo sở trường và lĩnh vực mà bạn đam mê, các bạn sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể lựa chọn nhiều vị trí việc làm khác nhau như sau:
- Cán bộ tại các cơ quan quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ như các Vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu bảo tồn loài và sinh cảnh, khu dự trữ sinh quyển và các Công ty lâm nghiệp.
- Cán bộ Kiểm lâm và Cảnh sát môi trường tại các đơn vị ở khu vực miền Trung và trong cả nước.
- Cán bộ tại các cơ quan nhà nước về quản lý tài nguyên rừng và môi trường các cấp như sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Chi cục kiểm lâm tỉnh, Hạt kiểm lâm huyện và kiểm lâm xã, Quỹ phát triển và bảo vệ rừng, Viện/ Phân viện Điều tra và Quy hoạch rừng, Trung tâm dịch vụ nông nghiệp, Phòng Nông nghiệp, Công an môi trường, Sở tài nguyên & môi trường, các Viện và các phòng chức năng của Đại học Huế và các Sở ban ngành khác có liên quan.
- Cán bộ tại các doanh nghiệp nhà nước như công ty TNHH MTV Lâm nghiệp, Công ty cây xanh đô thị, Công ty du lịch, Công ty xuất nhập khẩu gỗ, ván dăm…
- Giảng viên hay nghiên cứu viên tham gia giảng dạy, nghiên cứu tại các Viện, Trường và Trạm nghiên cứu của Trường Đại học Nông Lâm Huế, các trường Đại học đào tạo ngành Lâm nghiệp, Quản lý tài nguyên thiên nhiên và môi trường, Viện Hàn lâm Khoa học Việt Nam, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, … và các cơ sở đào tạo và nghiên cứu nước ngoài.
- Nhân viên của các tổ chức phi Chính phủ và doanh nghiệp tư nhân hoạt động trong lĩnh vực khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn rừng, Dịch vụ chi trả môi trường (PFES), Dịch vụ chi trả chứng chỉ Carbon (C-PFES), Chứng chỉ rừng (FSC và PFSC), Trung tâm tư vấn lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, quy hoạch lâm nghiệp, quy hoạch môi trường … như tổ chức WWF (Quỹ Quốc tế bảo tồn thiên nhiên), SNV (Cơ quan phát triển Hà Lan), IUCN (Liên minh bảo tồn thiên nhiên Quốc tế), ICRAF (Trung tâm nghiên cứu quốc tế trong lĩnh vực Nông Lâm kết hợp), ENV (Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên), tổ chức Quốc tế Birdlife … và tư vấn cho các chương trình, dự án về lĩnh vực Bảo tồn đa dạng sinh học, Quản lý rừng bền vững, phát triển rừng, PFES, C-PFES và Nông Lâm nghiệp và phát triển nông thôn.
- Chuyên viên các trung tâm về bảo tồn, quản lý khai thác tài nguyên thiên nhiên, các công ty kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp và trang trại lâm nghiệp.
- Cán bộ tại các cơ quan nhà nước về quản lý tài nguyên rừng và môi trường các cấp Quốc gia như Cục Kiểm lâm, Tổng cục Lâm nghiệp, Vụ Khoa học và công nghệ, Cục bảo tồn đa đạng sinh học và Cục Bảo vệ thực vật thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên môi trường và Bộ Khoa học và công nghệ và các Bộ khác có liên quan…
Chương trình đào tạo ngành “Quản lý tài nguyên rừng” như thế nào?
Chương trình đào tạo ngành “Quản lý tài nguyên rừng” nhằm trang bị cho người học hiểu biết toàn diện về mọi lĩnh vực hoạt động của ngành với những kiến thức về bảo vệ phát triển tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường và hội nhập quốc tế với chức năng chủ yếu: Quy hoạch quản lý, bảo tồn đa dạng sinh học rừng; Quản lý sinh vật hại rừng và lửa rừng; Xây dựng và tổ chức thực hiện giải pháp bảo vệ, phát triển và sử dụng tài nguyên rừng; Xây dựng và tổ chức thực hiện các biện pháp quản lý rừng bền vững, quản lý lưu vực, quản lý môi trường rừng. Có khả năng điều tra, đánh giá, theo dõi biến động tài nguyên thiên rừng và môi trường, quy hoạch lâm nghiệp và quản lý sử dụng đất lâm nghiệp. Có khả năng nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật và công nghệ lâm nghiệp. Có khả năng tuyên truyền và thực thi chính sách, pháp luật về lâm nghiệp. Có khả năng tự học tập để nâng cao kiến thức, rèn luyện kỹ năng chuyên môn, đủ điều kiện về chuyên môn để học tiếp bậc Thạc sĩ, Tiến sĩ ở trong và ngoài nước.
Sinh viên ngành QLTNR được giới thiệu về kỹ năng nhận biết các loài thực vật
Sinh viên được hướng dẫn kỹ năng đọc bản đồ
Sinh viên Khoa Lâm nghiệp thực tập sinh tại Isarel
Thông tin phương thức tuyển sinh ngành “Quản lý tài nguyên rừng” năm 2020
Để xét tuyển vào ngành “Quản lý tài nguyên rừng” tại Khoa Lâm nghiệp, trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế, bạn có thể xét tuyển bằng các phương thức sau:
- Phương thức 1: Xét tuyển dựa vào kết quả học tập THPT (học bạ, kết quả học tập năm học lớp 11 và học kỳ I lớp 12): Điều kiện là tổng số điểm các môn trong tổ hợp xét tuyển phải ≥ 18 điểm. Tuyển thẳng: Tổng số điểm các môn trong tổ hợp xét tuyển phải ≥ 22 điểm (trong đó không có môn nào trong tổ hợp xét tuyển < 6,5 điểm)
- Phương thức 2: Xét tuyển theo kết quả kỳ thi THPT Quốc gia năm 2020
Tổ hợp môn xét tuyển:
- A00: Toán, Vật lý, Hóa học
- B00: Toán, Hóa học, Sinh học
- D08: Toán, Sinh học, Tiếng Anh
- A02: Toán, Vật lý, Sinh học
KHUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGÀNH QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG (KIỂM LÂM)
TT | Mã số HP | Tên học phần | Số tín chỉ |
A. KHỐI KIẾN THỨC GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG | 34 | ||
I | Lý luận chính trị | ||
1 | CTR1016 | Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin 1 | 2 |
2 | CTR1017 | Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin 2 | 3 |
3 | CTR1022 | Tư tưởng Hồ Chí Minh | 2 |
4 | CTR1033 | Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam | 3 |
Tổng | 10 | ||
II | Tin học, Khoa học tự nhiên, Công nghệ và MT | ||
5 | CBAN12002 | Toán cao cấp | 3 |
6 | CBAN12202 | Toán thống kê | 3 |
7 | CBAN10304 | Hóa học | 4 |
8 | CBAN11503 | Vật lý | 3 |
9 | CBAN11002 | Tin học | 2 |
10 | CBAN11803 | Sinh học | 3 |
11 | NHOC15302 | Sinh thái và môi trường | 2 |
Tổng | 20 | ||
III | Khoa học xã hội và nhân văn | ||
12 | TNMT29402 | Nhà nước và pháp luật | 2 |
13 | KNPT14602 | Xã hội học đại cương | 2 |
Tổng | 4 | ||
B. KHỐI KIẾN THỨC GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP | 92 | ||
I. Kiến thức cơ sở ngành | |||
14 | NHOC31022 | Sinh lý thực vật | 2 |
15 | NHOC31161 | Thực hành sinh lý thực vật | 1 |
16 | NHOC31082 | Thổ nhưỡng | 2 |
17 | LNGH24102 | Sinh thái rừng | 2 |
18 | LNGH24902 | Thống kê ứng dụng trong lâm nghiệp | 2 |
19 | LNGH31102 | Khí tượng | 2 |
20 | LNGH12102 | Hình thái phân loại thực vật | 2 |
21 | LNGH31072 | Đo đạc lâm nghiệp | 2 |
22 | LNGH21802 | Động vật rừng | 2 |
23 | LNGH22502 | Khoa học gỗ | 2 |
Tổng | 19 | ||
24 | NHOC22502 | Hóa sinh thực vật | 2 |
25 | LNGH31052 | Địa lý thực vật | 2 |
26 | KNPT21502 | Kinh tế tài nguyên và môi trường | 2 |
27 | LNGH31082 | Du lịch sinh thái | 2 |
Tổng | 4 | ||
II. Kiến thức chuyên ngành | |||
28 | LNGH20603 | Cây rừng | 3 |
29 | LNGH23302 | Lâm nghiệp xã hội | 2 |
30 | LNGH25803 | Trồng rừng | 3 |
31 | LNGH21702 | Điều tra rừng | 3 |
32 | LNGH31233 | Quy hoạch và điều chế rừng | 3 |
33 | TNMT21403 | Hệ thống thông tin địa lý | 3 |
34 | LNGH31023 | Côn trùng rừng | 2 |
35 | LNGH20402 | Bệnh cây rừng | 2 |
36 | TNMT22902 | Pháp luật và chính sách lâm nghiệp | 2 |
37 | LNGH23802 | Phòng chống cháy rừng | 2 |
38 | LNGH29302 | Đánh giá tác động môi trường | 2 |
39 | LNGH25702 | Tổ chức và quản lý các loại rừng | 2 |
40 | LNGH20302 | Bảo tồn đa dạng sinh học | 2 |
41 | LNGH23502 | Nghiệp vụ hành chính lâm nghiệp | 2 |
42 | LNGH29602 | Quản lý rừng bền vững | 2 |
Tổng | 35 | ||
43 | LNGH23002 | Kỹ thuật lâm sinh | 2 |
44 | LNGH31222 | Quản lý lưu vực | 2 |
45 | LNGH23202 | Lâm nghiệp đô thị | 2 |
46 | LNGH26002 | Lâm sản ngoài gỗ | 2 |
47 | LNGH24002 | Quản lý tài nguyên thiên nhiên | 2 |
48 | LNGH31202 | Quản lý động vật hoang dã | 2 |
49 | LNGH31242 | Sản lượng rừng | 2 |
50 | LNGH22302 | Khai thác lâm sản | 2 |
Tổng | 8 | ||
III. Kiến thức bổ trợ | |||
51 | KNPT21602 | Kỹ năng mềm | 2 |
52 | KNPT24802 | Xây dựng và quản lý dự án | 2 |
53 | KNPT23002 | Phương pháp tiếp cận khoa học | 2 |
54 | LNGH22902 | Khuyến lâm | 2 |
Tổng | 8 | ||
IV. Thực tập nghề nghiệp | |||
55 | LNGH25601 | Tiếp cận nghề quản lý tài nguyên rừng | 1 |
56 | LNGH31293 | Thao tác nghề quản lý tài nguyên rừng | 3 |
57 | LNGH31356 | Thực tế nghề nghiệp quản lý tài nguyên rừng | 6 |
Tổng | 10 | ||
V. Khóa luận tốt nghiệp/học phần thay thế | |||
58 | LNGH22810 | Khóa luận tốt nghiệp | 10 |
59 | LNGH28806 | Báo cáo tốt nghiệp (6 TC) + 2 HP thay thế (4 TC) | 10 |
Học phần thay thế thực tập tốt nghiệp | 4 | ||
60 | LNGH24102 | Quản lý và sử dụng đất lâm nghiệp | 2 |
61 | LNGH23702 | Nông Lâm kết hợp | 2 |
Tổng | 10 | ||
Tổng A + B | 128 |
Xem thêm các cơ hội việc làm cho sinh viên ngành Quản lý tài nguyên rừng tại đây:
https://ln.huaf.edu.vn/2018/10/25/co-hoi-viec-lam-cho-sinh-vien-khoa-lam-nghiep-sau-khi-tot-nghiep/
https://ln.huaf.edu.vn/2018/11/05/co-hoi-viec-lam-nganh-quan-ly-tai-nguyen-rung/