Giới thiệu chung
Công nghệ chế biến lâm sản là một trong những ngành đào tạo có tính chuyên biệt chỉ có ở một số trường đại học trong khối ngành Nông – Lâm Ngư, nhằm cung cấp nguồn nhân lực trong lĩnh vực chế biến sản phẩm từ lâm nghiệp. Cho đến nay, khu vực miền Bắc có trường Đại học Lâm nghiệp và trường Đại học Nông Lâm, Đại học Thái Nguyên, Miền Nam có trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh. Riêng khu vực miền Trung chỉ có duy nhất trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế là có chuyên ngành này.
Trong một thập niên trở lại đây, công nghiệp chế biến gỗ phát triển mạnh ở Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ liên tục tăng trong nhiều năm. Đặc biệt năm 2019 tiếp tục được đánh dấu là một năm thành công của ngành gỗ nhìn trên phương diện xuất nhập khẩu. Kim ngạch xuất khẩu của ngành tăng kỷ lục, đạt con số trên 10,3 tỷ USD, tăng 22% so với kim ngạch của năm 2018.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh vai trò của ngành gỗ Việt Nam và chỉ đạo đến năm 2025 từ 18 đến 20 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu gỗ đồng thời tiếp tục tăng độ che phủ rừng. Vì thế Luật Lâm nghiệp 2017 có hiệu lực từ 1/1/2019 đã dành 1 chương trong 12 chương chỉ để đề cập đến Chế biến và Thương mai Lâm sản (Chương VII, Luật Lâm nghiệp 2017).
1. Ngành “Công nghệ chế biến lâm sản” là gì? Tại sao lại nên học ngành này?
Ngành Công nghệ chế biến lâm sản là ngành học liên quan trực tiếp tới tài nguyên gỗ. Bao gồm tất cả các hoạt động từ nghiên cứu và phát triển các thiết kế và bảo quản các vật liệu được làm từ gỗ, đến các dây chuyền quản lý sản xuất ván ép, ép ván, ghép thanh, sản xuất gỗ nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm không chỉ có tính thẩm mỹ cao mà còn phải có sức bền lâu dài cho người tiêu dùng.
2. Ngành “Công nghệ chế biến lâm sản” học gì?
Để trở thành kỹ sư chuyên ngành chế biến lâm sản, sinh viên được trang bị các kiến thức chuyên ngành thuộc các lĩnh vực: Khoa học gỗ; biến tính gỗ; bảo quản gỗ và lâm sản ngoài gỗ; thiết kế và sản xuất các sản phẩm gỗ, vật liệu gỗ và lâm sản ngoài gỗ; công nghệ vật liệu gỗ; công nghệ xẻ; công nghệ sản xuất ván nhân tạo; công nghệ sấy gỗ; kiểm định gỗ;
Nắm vững nguyên lý hoạt động, vận hành các máy móc thiết bị chế biến gỗ; phân tích, đánh giá, đề xuất, lựa chọn các phương án công nghệ gia cộng phù hợp.
Bên cạnh các kiến thức chuyên môn chuyên biệt, sinh viên ngành chế biến lâm sản còn được trang bị các kỹ năng ngành như các kỹ năng thực hành công nghệ sấy gỗ; kỹ năng kiểm tra đánh giá tính chất của gỗ và các sản phẩm gỗ, Quản lý điều hành sản xuất; Kinh doanh gỗ và sản phẩm gỗ.
3. Sau khi ra trường sinh viên ngành “Công nghệ chế biến lâm sản” làm gì? Làm ở đâu?
Sau khi hoàn thành chương trình học của ngành Công nghệ Chế biến lâm sản Khoa Lâm nghiệp, trường Đại học Nông Lâm Huế, sinh viên ra trường sẽ trở thành:
- Các kỹ sư phụ trách công nghệ, thiết kế và sản xuất đồ gỗ;
- Các nhà quản lý kỹ thuật tại các công ty, nhà máy, doanh nghiệp, chế biến gỗ, tre nứa, song mây và các lâm đặc sản khác.
- Cán bộ kỹ thuật, các nhà quản lý tại các cơ quan nhà nước trong lĩnh vực trồng rừng gỗ lớn, thương mại và chế biến lâm sản;
- Giảng viên, cán bộ nghiên cứu tại các trường đại học, các viện nghiên cứu hay các cơ sở nghề thuộc lĩnh vực công nghệ chế biến lâm sản;
- Cán bộ tại các tổ chức kinh tế; các tổ chức, hiệp hội nghề nghiệp hay các tổ chức phi Chính phủ không chỉ hoạt động trong lĩnh vực chế biến lâm sản mà còn trong các dự án về bảo vệ môi trường và quản lý tài nguyên thiên nhiên bền vững.
Ngành Công nghệ Chế biến Lâm sản, khoa Lâm nghiệp trường Đại học Nông Lâm Huế còn là nguồn cung cấp chính cho các doanh nghiệp chế biến gỗ và lâm sản khu vực miền Trung từ Hà Tĩnh đến Bình Dương.
Hiện nay ngành công nghiệp chế biến gỗ trở thành ngành hàng xuất khẩu chủ lực và Việt Nam là nước xuất khẩu đồ gỗ đứng đầu Đông Nam Á với hơn 2000 Doanh nghiệp và khoảng 340 làng nghề gỗ. Trong đó, các công ty chế biến kinh doanh gỗ chiếm khoảng 95% và trong đó có 16% vốn đầu tư nước ngoài.
Một số hình ảnh của sinh viên ngành Công nghệ chế biến lâm sản
Đặc biệt các nhà máy chế biến gỗ lớn được đặt ở Miền Trung Việt Nam như sau:
TT | Tên công ty | Địa chỉ nhà máy | Sản phẩm chính |
1 | Nhà máy chế biến gỗ Nghệ An | Nghĩa Đàn, Nghệ An | Ván MDF, ván ghép thanh |
2 | Công ty trồng rừng và nguyên liệu giấy Hanvina | Thị xã Kỹ Anh, Hà Tĩnh | Giấy và nguyên liệu giấy |
3 | Công ty CP lâm nghiệp Tháng Năm | Thái Hòa, Nghệ An | Ván MDF, ván ghép thanh |
4 | Công ty CP Gỗ MDF Thanh Thành Đạt | Thành phố Vinh, Nghệ An | Dăm gỗ xuất khẩu, đồ gỗ mỹ nghệ |
5 | Công ty MDF VRG Quảng Trị | Đông Hà, Quảng Trị | Ván MDF |
6 | Công ty TNHH Phương Thảo | KCN Nam Đông Hà, Quảng Trị | Gỗ xẻ, Sấy, phôi, dăm |
7 | Công ty cổ phần Vinafor Đà Nẵng | Sơn Trà, Đà Nẵng | Đồ gỗ ngoại thất, đồ gỗ kết hợp với kim loại |
8 | Nhà máy chế biến gỗ MDF Quảng Nam | Quảng Nam | Ván MDF |
9 | Công ty CP gỗ lạng Buôn Ma Thuột | Buôn Ma Thuột, Đắc Lắc | Gỗ Lạng |
10 | Nhà máy chế biến gỗ Phù Cát- Công ty cổ phần Phú Tài | Quy Nhơn, Bình Định | Sản phẩm gỗ nội ngoại thất |
11 | Cụm công nghiệp chế biến gỗ Đồng Xoài | Đồng Xoài, Bình Phước | Gỗ xẻ, Sấy, phôi, dăm |
12 | Cụm công nghiệp chế biến gỗ Khánh Bình | Tân Uyên, Bình Phước | Gỗ xẻ, Sấy, phôi, dăm |
13 | Công ty cổ phần gỗ MDF VRG Dongwha | Chơn Thành, Bình Phước | Ván MDF |
14 | Công ty CP Gỗ Bình Định | Bến Cát, Bình Dương | Gỗ xẻ, Sấy, phôi, dăm |
15 | Công ty TNHH Việt Khôi Nguyên | Dĩ An, Bình Dương | Gỗ xẻ, Sấy, phôi, dăm |
Đây là ngành tỷ lệ 100% có việc làm với mức thu nhập ở mức cao so với mặt bằng chung khối ngành Nông – Lâm – Ngư. Tuy nhiên, hiện nay, tình trạng nguồn nhân lực ngành này đang thiếu trầm trọng khi quy mô đào tạo 200 kỹ sư tốt nghiệp trên cả nước so với nhu cầu tuyển dụng hơn 30.000 kỹ sư đúng chuyên môn mỗi năm từ hơn 2000 doanh nghiệp chế biến gỗ trên phạm vi cả nước.
Chương trình đào tạo như thế nào?
Phương thức đào tạo: Chương trình đạo tạo 4 năm. Giảm thiểu các môn học đại cương chỉ còn 1,5 năm; 2 năm chuyên ngành và 0,5 năm thực tập tốt nghiệp để hình thành nên khối kiến thức sau:
+ Kỹ thuật điện tử, tự động hóa trong chế biến lâm sản.
+ Công nghệ sấy gỗ; xẻ gỗ; sản xuất sản phầm đồ mộc.
+ Ứng dụng AutoCAD trong thiết kế đồ mộc, trang trí nội thất, nhà xưởng, chế biến lâm sản.
+ Bảo quản gỗ; Công nghệ trang sức vật liệu gỗ và ván nhân tạo.
+ Quản lý & kiểm định chất lượng sản phẩm đồ gỗ (QA/QC).
5. Phương thức tuyển sinh 2020 cho ngành “Công nghệ chế biến lâm sản”.
Tên ngành học: Công nghệ chế biến Lâm sản
Ký hiệu trường: DHL
Mã ngành: 7549001
Tổng chỉ tiêu: 40 (Xét theo kết quả thi THPTQG: 20; Xét theo kết quả học tập THPT: 20)
Hai phương thức xét tuyển:
- Phương thức 1: Xét tuyển dựa vào kết quả học tập THPT (học bạ, kết quả học tập năm học lớp 11 và học kỳ I lớp 12).
- Phương thức 2: Xét tuyển theo kết quả kỳ thi THPT Quốc gia năm 2020
Mã tổ hợp: – Tổ hợp môn xét tuyển: 1. A00 (Toán, Vật lý, Hóa học); 2. A02 (Toán, Vật lý, Sinh học); 3. B00 (Toán, Hóa học, Sinh học); 4. D07 (Toán, Hóa học, Tiếng Anh).
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGÀNH CÔNG NGHỆ CHẾ BIẾN LÂM SẢN
TT | Mã học phần | Tên học phần | Số TC |
A | KIẾN THỨC GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG | 29 | |
I | Lý luận chính trị | 10 | |
1 | CTR1016 | Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin 1 | 2 |
2 | CTR1017 | Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin 2 | 3 |
3 | CTR1033 | Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam | 3 |
4 | CTR1022 | Tư tưởng Hồ Chí Minh | 2 |
II | Tin học, Khoa học tự nhiên, Công nghệ và môi trường | 15 | |
5 | CBAN12002 | Toán cao cấp | 2 |
6 | CBAN12202 | Toán thống kê | 2 |
7 | CBAN12302 | Vật lý | 2 |
8 | CBAN12403 | Vật lý ứng dụng | 3 |
9 | CBAN10304 | Hóa học | 4 |
10 | CBAN11902 | Tin học | 2 |
III | Khoa học xã hội và nhân văn | 4 | |
11 | KNPT14602 | Xã hội học đại cương | 2 |
12 | TNMT29402 | Nhà nước và pháp luật | 2 |
B | KIẾN THỨC GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP | 99 | |
I | Kiến thức cơ sở ngành | 26 | |
Bắt buộc | 20 | ||
13 | CKCN24502 | Kỹ thuật an toàn và môi trường | 2 |
14 | LNGH22502 | Khoa học gỗ | 2 |
15 | CKCN31182 | Hình họa – vẽ kỹ thuật | 2 |
16 | CKCN25902 | Nhiệt kỹ thuật | 2 |
17 | LNGH31012 | Chuỗi hành trình sản phẩm (COC) | 2 |
18 | LNGH25302 | Thực vật rừng | 2 |
19 | LNGH26002 | Lâm sản ngoài gỗ | 2 |
20 | LNGH23602 | Nguyên lý cắt gọt gỗ | 2 |
21 | CKCD24702 | Kỹ thuật điện tử | 2 |
22 | CKCN24702 | Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa | 2 |
Tự chọn (Chọn 6/13) | 6 | ||
23 | CKCN25803 | Nguyên lý và chi tiết máy | 3 |
24 | CKCS25003 | Sức bền vật liệu | 3 |
25 | CKCD20302 | Kỹ thuật điện | 2 |
26 | CKCN20803 | Cơ học lý thuyết | 3 |
27 | CKCS23102 | Thủy lực cơ sở | 2 |
II | Kiến thức ngành | 45 | |
Bắt buộc | 35 | ||
28 | LNGH31043 | Công nghệ xẻ gỗ | 3 |
29 | LNGH29902 | Bảo quản và chế biến lâm sản ngoài gỗ | 2 |
30 | LNGH31373 | Ứng dụng AutoCAD trong Lâm nghiệp | 3 |
31 | LNGH31033 | Công nghệ hóa lâm sản | 3 |
32 | LNGH23403 | Máy và thiết bị chế biến lâm sản | 3 |
33 | LNGH21102 | Công nghệ sản xuất bột giấy | 2 |
34 | LNGH24802 | Thiết kế xưởng chế biến lâm sản | 2 |
35 | LNGH20102 | Bảo quản gỗ | 2 |
36 | LNGH21302 | Công nghệ sấy gỗ | 2 |
37 | LNGH21003 | Công nghệ mộc | 3 |
38 | LNGH22202 | Keo dán gỗ | 2 |
39 | LNGH21203 | Công nghệ sản xuất ván nhân tạo | 3 |
40 | LNGH21402 | Công nghệ trang sức vật liệu gỗ | 2 |
41 | LNGH24703 | Thiết kế sản phẩm mộc và trang trí nội thất | 3 |
Tự chọn (Chọn 10/19) | 10 | ||
42 | KNPT27902 | Kinh tế lâm nghiệp | 2 |
43 | LNGH24902 | Thống kê ứng dụng trong lâm nghiệp | 2 |
44 | LNGH22302 | Khai thác lâm sản | 2 |
45 | TNMT22902 | Pháp luật và chính sách lâm nghiệp | 2 |
46 | LNGH20802 | Công cụ và máy lâm nghiệp | 2 |
47 | LNGH25902 | Trồng rừng đại cương | 2 |
48 | LNGH24302 | Sinh thái rừng | 2 |
49 | LNGH23102 | Lâm nghiệp đại cương | 2 |
III | Kiến thức bổ trợ | 8 | |
50 | KNPT21602 | Kỹ năng mềm | 2 |
51 | KNPT24802 | Xây dựng và quản lý dự án | 2 |
52 | KNPT23002 | Phương pháp tiếp cận khoa học | 2 |
53 | KNPT28702 | Quản trị doanh nghiệp lâm nghiệp | 2 |
IV | Thực tập nghề nghiệp | 10 | |
54 | LNGH25401 | Tiếp cận nghề | 1 |
55 | LNGH31264 | Thao tác nghề | 4 |
56 | LNGH31325 | Thực tế nghề | 5 |
V | Khóa luận tốt nghiệp/học phần thay thế | 10 | |
57 | LNGH22610 | Khóa luận tốt nghiệp | 10 |
58 | LNGH29006 | Báo cáo chuyên đề tốt nghiệp | 6 |
59 | LNGH29502 | Giám định gỗ và kiểm tra chất lượng sản phẩm | 2 |
60 | LNGH29102 | Cải thiện giống theo hướng lấy gỗ phục vụ chế biến lâm sản | 2 |
KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TOÀN KHÓA | 128 |
Website liên quan ngành nghề và việc làm của Kỹ sư thuộc chuyên ngành Công nghệ Chế biến lâm sản:
https://baomoi.com/s/c/27203865.epi?utm_source=desktop&utm_medium=facebook&utm_campaign=share&fbclid=IwAR2G6kdCAiE27vK_F6FyQ3IRaSK7YVh_7DX
- https://www.mard.gov.vn/Pages/nganh-lam-san-huong-toi-xuat-khau-15-ti-usd.aspx
- https://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/thu-tuong-viet-nam-phai-la-trung-tam-do-go-va-noi-that-cua-the-gioi-3845506.html
- https://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/thieu-tram-trong-ky-su-nganh-che-bien-go-20160406085451497.htm
- https://nld.com.vn/viec-lam/nhan-luc-nganh-go-thieu-tram-trong-20091228111113358.htm
- https://vn.indeed.com/
- https://www.vietnamworks.com
- https://www.jobstreet.vn/
Một ngành hiện đang rất phát triển, cơ hội việc làm trong tương lai rất lớn với mức thu nhập khá ổn định.
Cảm ơn bạn đã quan tâm. Với những chủ trương và định hướng của Chỉnh phủ Việt Nam. Ngành sẽ phát triển hơn nữa, phù hợp với nhu cầu của xã hội